Trang chủ Blog Phát triển cá nhân - Quản trị cảm xúc

Cách Nhận Biết Mối Quan Hệ Độc Hại và Yêu Thương Mình Hơn

By: OopsyAdmin, 2019-10-30 13:01:41

Mối quan hệ độc hại - Nhiều điều tệ hại

Chúng ta đều biết nền tảng của bất kì mối quan hệ nào, lành mạnh hay độc hại, được hình thành thông qua sự ngưỡng mộ và tôn trọng lẫn nhau. Một mối quan hệ lành mạnh là khi có sự chân thành, lắng nghe và thấu hiểu từ hai bên. Tuy nhiên theo thời gian, mối quan hệ có thể lại trở nên tồi tệ một cách đáng kể và trở thành một mối quan hệ xấu. Mối quan hệ độc hại ngược lại hoàn toàn với một mối quan hệ lành mạnh. Tính độc hại bắt đầu xuất hiện trong các mối quan hệ của bạn với người khác là khi người khác “lợi dụng, tận dụng” bạn.

Ở xung quanh chúng ta, không phải chỉ có những người toàn muốn điều tốt cho bạn. Có cả những người cư xử theo cách chỉ muốn có lợi cho họ. Trong một số trường hợp, những người này nhắm tới bạn, muốn thao túng bạn và cố kiểm soát bạn hoặc đơn giản là lợi dụng bạn... Tất cả chỉ vì nhu cầu cá nhân và sự thỏa mãn hài lòng của họ.

Nếu có một số người muốn giúp đỡ và dành mọi thứ tốt đẹp cho bạn, thì ngược lại, luôn có những người muốn tiêu diệt bạn, muốn tinh thần của bạn tụt dốc. Những kẻ săn mồi này luôn muốn tìm cách để làm khô kiệt cảm xúc và tâm lí người khác, loại bỏ bất cứ điều gì miễn có thể thỏa mãn lợi ích tham lam của riêng họ. Những cá nhân như vậy thường theo một phong cách thao túng, chi phối và can thiệp vào bất kì mối quan hệ nào mà họ nhận thấy có lợi.

Ban đầu, không dễ để nhận ra các mối quan hệ độc hại. Và cần phải có một khoảng thời gian nào đó trước khi ý thức được rằng một ai đó muốn làm hại bạn. Ví dụ, khi bắt đầu một mối quan hệ yêu thương, hay tình bạn, hay nghề nghiệp, rất khó để nhận ra người độc hại. Cần phải ở cạnh người này một thời gian để khám phá ra bộ mặt ẩn giấu của họ và cái mà họ tìm kiếm/muốn thực sự. Ngay chính người độc hại trong một mối quan hệ hiếm khi nhận thức được độc tính của mình. Họ quá tự chú ý đến bản thân và luôn bận tâm với những cảm xúc, sở thích, nhu cầu và mục tiêu của họ để sao cho nắm được nhu cầu, mục tiêu, sở thích và cảm xúc của người khác.

Những điểm yếu, và các thái độ thiếu lành mạnh sẽ xuất hiện từ từ. Một số chỉ dẫn sau đây có thể giúp bạn lột mặt nạ những người độc hại nhanh hơn. Đôi khi, điều đó ban đầu chỉ như những mũi chích nhẹ hoặc sự dọa dẫm mang tính cảm xúc. Mặt khác, một số người có tâm lí hám dục sẽ lợi dụng tiền bạc vật chất hoặc can thiệp vào giai đoạn yếu đuối và cô đơn của bạn, để từ đó thống trị bạn, và những người xung quanh bạn.

Có thể tóm tắt lại, những điều các mối quan hệ độc hại mang đến chính là:

  • Sự bất lợi - Các mối quan hệ độc hại thiếu sự biểu hiện của sự chấp thuận hoặc hỗ trợ về tinh thần.
  • Sự không công bằng - Các mối quan hệ này là không cân bằng, luôn bất lợi, và không nhận thức được tình huống.
  • Sự không lành mạnh - được đặc trưng là không có bất kì đạo lí, giá trị đạo đức, hoặc các nguyên tắc mang tính tích cực.
  • Sự độc hại – Sự nguy hại của các mối quan hệ này là chúng không chỉ là làm khó chịu, bực mình cho xung quanh, mà còn là chất độc, dẫn đến cái chết về cảm xúc, tâm lí và thể chất.
  • Sự nguy hiểm – Các mối quan hệ này không có lợi cho cuộc sống, và thường tập trung vào các hành vi, cảm xúc và kết cục mang tính rủi ro cao.
  • Sự đầu độc - Khi một mối quan hệ trở nên độc hại, nó sẽ tấn công vào bản tính của những người có liên quan. Không hề kì lạ khi chất độc này có thể chứng minh tính độc hại và sự đau đớn tột cùng cho tất cả những người dính dáng đến mối quan hệ.
  • Sự tổn hại sức khỏe - Thật không may, các mối quan hệ độc hại có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của một người. Chúng đã dẫn đến sự tổn hại có chủ ý cho bản thân và người khác.
  • Những tổn hại khác - Các loại nhân cách độc hại thường là ác tính, vô tri, vô đạo đức, mê mờ, chi phối và không muốn nhận ra những nhu cầu hoặc quyền lợi của người khác.

Người độc hại - Đừng ngại tránh xa

Quả thật, có một số người trong cuộc sống khiến ta khá là mệt mỏi - phiền phức, khó tính, hay luôn đòi hỏi, không thì lại khó chịu. Những người này không phải “chất độc hại”, nếu nói đúng nghĩa. Đơn giản chỉ là ta không ưa họ thôi (và họ cũng không hề ưa ta). Với nhóm người (tương đối lớn) này, có thể bạn chỉ muốn tạo một chút khoảng cách với họ, tránh sự chú ý của họ chứ không nhất thiết phải ngay lập tức tống khứ họ ra khỏi đời mình.

Những kẻ độc hại có rất nhiều loại. Có thể đó là những người bạn cũ từ thời cấp ba luôn than phiền rằng tại sao bạn lại bận rộn đến vậy và không dành đủ thời gian đi chơi cùng nhau. Đó cũng là người tình cũ, từ yêu biến thành thù hận, vẫn có thể làm bạn điêu đứng, giận dữ hết lần này đến lần khác. Bạn cũ có thể gây khó chịu, nhưng bạn gái cũ thì chính là chất độc đấy.

Chúng ta hãy cùng xem xét những dấu hiệu để nhận ra kẻ độc hại thực sự - kiểu người sẽ tiêm nhiễm, dụ dỗ, và thao túng cuộc sống của bạn:

1. Kẻ độc hại luôn cố gắng điều khiển bạn. Nghe có vẻ lạ, nhưng những người không thể kiểm soát được cuộc sống của chính họ lại có xu hướng muốn can thiệp, điều khiển cuộc sống của bạn. Kẻ độc hại sẽ tìm cách điều khiển người khác, dù là bằng cách thức công khai hay ngấm ngầm.

2. Kẻ độc hại không quan tâm đến những ranh giới của bạn. Nếu bạn luôn phải nói một người nào đó là hãy dừng lối cư xử này lại mà họ vẫn không hề thay đổi và tiếp tục như vậy, thì người đó chính là kẻ độc hại. Tôn trọng ranh giới của người khác là một chuyện hiển nhiên đối với những người trưởng thành biết suy nghĩ. Kẻ độc hại này chỉ muốn xâm phạm.

3. Kẻ độc hại chỉ nhận chứ không cho. Cho và nhận là nhân tố quyết định tình bạn thật sự. Đôi lúc bạn cần giúp đỡ, và bạn của bạn sẽ ra tay giúp đỡ, nhưng đến cuối cùng các bạn đều hòa lẫn nhau. Nhưng với kẻ độc hại thì không - họ thường lấy đi những gì họ có thể lấy từ bạn, thậm chí là yêu cầu một cách vô lí, chỉ cần bạn chịu cho.

4. Kẻ độc hại luôn “đúng”. Họ sẽ tìm cách để trở nên đúng khi họ sai dù bằng những cách tưởng chừng rất vô lí (bẻ cong luận điệu, lời nói). Họ hiếm khi (hoặc không bao giờ) thừa nhận sai lầm của mình, mỗi khi họ làm rối tung mọi việc.

5. Kẻ độc hại không thành thật. Chúng ta không nói tới những lời nói quá, những lời nói để giữ thể diện, hay những lời nói dối thiện ý. Ở đây ta đang nói đến sự gian dối trắng trợn và lặp đi lặp lại một cách trơ trẽn, không biết xấu hổ. Chúng ta sẽ đắc được điều gì từ mối quan hệ với một người thiếu sự chân thành và không tôn trọng người khác?

6. Kẻ độc hại thích làm nạn nhân. Kẻ này luôn coi mình là nạn nhân của thế giới xung quanh hắn, và kể lể than thân trách phận lại được coi là một niềm vui. Họ tìm cách để cảm thấy bị áp lực, thất vọng, và bị cô lập mặc dù thực chất không phải vậy. Điều này có thể được thể hiện qua những cái cớ, biện hộ, hay đổ lỗi.

7. Kẻ độc hại không chịu trách nhiệm. Một phần của tâm lí “là nạn nhân” xuất phát từ mong muốn né tránh trách nhiệm, đẩy trách nhiệm cho người khác- chỉ là “chuyện nó vậy thì là vậy thôi.”

Những điều này chắc hẳn khá quen thuộc với bạn phải không? Chúng có thể giúp nhận diện người độc hại xung quanh bạn, dù mức độc hại không phải lúc nào cũng hiển nhiên dễ thấy. Trên thực tế, mức độc hại có thể không rõ ràng trong một khoảng thời gian cho đến khi bạn dừng lại và cân nhắc về những gì đã trải qua với một người nào đó khiến bạn luôn bất an, khó chịu. Dù giới hạn chịu đựng chất độc này của mỗi người mỗi khác, nhưng đó thường là vì ta không thể nhận diện các dấu hiệu, không thể nhận diện ra những kẻ này.

Một số ví dụ về mối quan hệ độc hại

  • Bạn có một người bạn (nam hoặc nữ) mà luôn tỏ ra họ đã luôn ở bên cạnh bạn mỗi khi có điều gì không hay xảy đến với bạn. Người này cũng luôn đưa ra lời khuyên cho bạn nhằm “để tốt cho bạn”. Tuy nhiên, nếu lùi lại một bước, bạn sẽ nhận ra rằng từ khi bạn giao lưu thường xuyên với người đấy, bạn chẳng có chút thành trong công việc gì cả.
  • Bạn thường mệt mỏi sau các cuộc nói chuyện với mẹ bạn, vì sự nhạy cảm ốm yếu của bà, vì cái cách phán xét định kiến, mặc nhiên kết tội bạn từ nhiều năm nay.
  • Bạn biết một người vẫn không để lỡ bất kì cơ hội nào để phán xét bạn, để hạ thấp bạn hay để chỉ trích bạn.
  • Bạn nhận thấy người ưa đóng kịch – thích thao túng hay sử dụng mọi phương tiện (nịnh hót, dọa phát giác, đe dọa, hung tính…) để có được niềm tin của bạn, nhưng trên thực tế thì họ chỉ nghĩ đến bản thân họ và khiến bạn nghi ngờ chính bản thân mình…

Mối quan hệ độc hại - Xử lí thông minh

Hãy dừng tất cả các mối quan hệ độc hại này lại. Tại sao ư?

Câu trả lời rất đơn giản: các mối quan hệ của bạn phải lành mạnh nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc và an lành về mọi mặt. Các mối quan hệ lành mạnh sẽ là mối quan hệ với những người củng cố sự tự tin vào chính bản thân mình của bạn. Còn những người độc hại, họ làm cuộc sống của bạn tệ đi (thường được gọi là “những kẻ quấy rầy khó chịu”).

Có thể gặp sự độc hại ở một người đồng nghiệp, một người hàng xóm, một người bạn, thậm chí là người bạn đời, và có thể cả bố mẹ bạn nữa. Nếu bạn vẫn duy trì các mối quan hệ độc hại, bạn sẽ mất đi sự tự tin vào bản thân mình, và có nguy cơ bị phá hủy từng bước nhỏ một…

Sự tiếp xúc kéo dài với một người độc hại sinh ra mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn rầu, mất mát, thương tổn. Chúng ta sẽ đi đến chỗ nghi ngờ chính bản thân mình và cảm thấy có lỗi về những tội lỗi tưởng tượng. Những cảm xúc này hình thành dần đần và ngày càng hiện hữu theo ngày tháng...

(Còn nữa...)

- Ryu Vội Vã, một tác giả OOPSY

---

Nếu muốn trở thành cô gái tuyệt vời và thông minh trong tình yêu, hãy tham khảo ngay cuốn sách ĐỐN TIM CHÀNG của tác giả Peter Hơi Ngoan


Liên hệ

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

E: pr.oopsy.vn@gmail.com G: oopsy.vn P: 0968 523 147 | 0968 523 147